Những lỗi cần tránh khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn quan tâm đến vị trí này”
Để có câu trả lời hay hơn thì bạn nên thể hiện sự quan tâm của bạn về công ty để nói về sự nhiệt huyết và những kỹ năng, kinh nghiệm của bạn có thể đóng góp được cho công ty.
Nhà tuyển dụng thường không bao giờ nói ra những gì mà họ đang suy nghĩ trong đầu và đôi khi điều đó dẫn đến việc các ứng viên không biết nên trả lời sao cho vừa lòng nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, dù vấn đề có thử thách đến như thế nào thì bạn vẫn cứ phải đối mặt với câu hỏi “Tại sao bạn quan tâm tới vị trí này?”.
Lý do cho việc đưa ra câu hỏi kiểu này là để giúp nhà tuyển dụng có thể tìm ra được những kỹ năng, sự phù hợp với văn hóa của công ty và cả sự quan tâm của mỗi ứng viên. Hay nói một cách khác, đây không phải chỉ là một câu hỏi như nghĩa đen của nó. Và đây là 4 lỗi sai phổ biến mà các bạn sinh viên hay mắc phải khi trả lời câu hỏi này:
1 – Bạn không nói về công ty
Gần đây, tôi đã có một cuộc trò chuyện với một nhà tuyển dụng ở một công ty khá lớn và cô ấy đã chia sẻ với tôi rất nhiều chuyện về công việc của cô ấy và dĩ nhiên là trong đó có cả những lỗi sai mà các ứng viên thường hay mắc khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại quan tâm tới vị trí này?”. Khi mà mọi người trả lời những câu hỏi kiểu này, thường nói về nhưng niềm đam mê, kỹ năng cũng như những kinh nghiệm mà họ có nhưng lại không hề nhắc tới chút gì đến công ty. Điều này được coi là một điểm trừ. Để giải quyết vấn đề đó bạn cần phải giải thích được tại sao bạn muốn sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm đó cho vị trí này. Bằng cách, ngoài những thứ có thể dẫn đến quyết định ứng tuyển vào một vị trí, thì bạn cũng nên nói thêm về các mục tiêu và tầm nhìn của công ty đã truyền cảm hứng cho bạn như thế nào, có ảnh hưởng tới quyết định chọn công việc này ra sao. Khi đó bạn mới thực sự trả lời vào vấn đề của câu hỏi.
2 – Chỉ nói về những gì mà vị trí đem lại cho bản thân
Đây là lỗi sai khá phổ biến mà rất nhiều bạn sinh viên mắc phải. Có thể công việc này giúp bạn có cơ hội tốt để học hỏi thêm về marketing hoặc cũng có thể đó là cơ hội tốt để bạn phát triển kỹ năng phân tích – điều đó thật tuyệt, nhưng đó sẽ không phải là những điều mà nhà tuyển dụng thực sự muốn nghe. Vào thời điểm đó, nhà tuyển dụng không muốn trở thành một nhà đầu tư kiến thức và kinh nghiệm cho bạn; nhưng gì mà họ muốn biết là những gì bạn có thể làm được cho công ty? Bạn có giải quyết được vấn đề mà vị trí đó sẽ gặp phải. Để có câu trả lời hay hơn thì bạn nên thể hiện sự quan tâm của bạn về công ty để nói về sự nhiệt huyết và những kỹ năng, kinh nghiệm của bạn có thể đóng góp được cho công ty.
3 – Bạn đưa ra những câu trả lời không liên quan
Trong lúc trả lời phỏng vấn căng thẳng, khi mà bạn được hỏi “tại sao bạn quan tâm tới vị trí này”, thì đôi khi bạn có thể bị buột miệng nói ra những điều không nên nói như muốn ứng tuyển vào vị trí này vì công ty ở gần nhà, hay lịch làm việc của công ty khá phù hợp để bạn có thể đi làm hoặc học thêm. Những vấn đề đó, có thể là những lý do thực sự khiến bạn quyết định chọn ví trí này ở công ty. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng bạn sẽ không giờ dùng những điều đó để nói rằng đấy là nguyên nhân bạn chọn để ứng tuyển. Vì đó hoàn toàn là lý do cá nhân và không liên quan gì đến mục tiêu nghề nghiệp hay niềm đam mê với công việc mà bạn có. Sẽ thật là không chuyên nghiệp nếu bạn sử dụng chúng.
4 – Bạn nói xấu về công ty cũ
Bạn đã bao giờ hẹn hò với một ai đấy mà bạn không ngừng nói về người yêu cũ của bạn chưa? Nếu quay sang việc tuyển dụng, thì lỗi sai này, rất nhiều bạn cũng hay mắc phải. Một lời khuyên cho bạn là đừng bao giờ trở thành một người mà không ngừng nói về các vấn đề khiến bạn phải dời bỏ công ty cũ. Kể cả khi, việc tìm kiếm công việc mới, rất có thể liên hệ trức tiếp tới việc tại sao bạn rời bỏ công ty cũ, nhưng cũng đừng vì thế mà dại dột nói ra. Thay vào đó, bạn nên hướng câu trả lời trực tiếp đến tương lai. Ví dụ như, bạn có thể nói rằng, bạn đang muốn tìm kiếm một thử thách mới, muốn khám phá bản thân ở một lĩnh vực khác, một môi trường mới… những lý do đó sẽ phù hợp hơn rất nhiều
Leave a Reply