Tổng hợp 10 lời khuyên rèn luyện kỹ năng thuyết trình
Một cách dễ dàng để thực hiện điều này là đặt câu hỏi cho họ hay để họ hỏi bạn.
Đừng lạm dụng hình ảnh
Trong các bài thuyết trình, chúng ta thường dùng khá nhiều hình ảnh để minh họa. Đó là cách tiếp cận rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi chọn lựa hình ảnh, hãy làm cho nó đơn giản và nếu cần câu chữ đi kèm, hãy tối giản nó. Khán giả không muốn đọc bài thuyết trình mà họ muốn nghe những gì bạn nói.
Nhìn vào khán giả
Nếu bạn đã từng tự hỏi mình nên nhìn đi đâu khi thuyết trình, câu trả lời là ngay trước mặt bạn. Đừng chỉ nhìn vào một người nào đó mà hãy cố gắng làm cho mắt bạn tiếp xúc với nhiều người trong khán phòng. Nếu bạn không làm thế thì ngay sau đó bạn sẽ không thể hòa mình vào khán giả mà là bạn chỉ đang nói chuyện với chính mình. Điều này có thể khiến khán giả không tiếp tục chú ý đến bạn nữa.
Thể hiển cá tính của bạn
Cho dù bạn đang trình bày trước nhóm người của công ty hoặc với cấp trên, bạn đều phải thể hiển tính cách nào đó khi trình bày. Nếu bạn không làm điều này, bạn có thể giống Agent Smith trong một ma trận. Không ai muốn nghe anh ta nói!
Làm cho khán giả bật cười
Mặc dù bạn muốn truyền đạt thông điệp đến khán giả của bạn, nhưng bạn cũng cần phải làm cho họ bật cười. Hãy học được điều này từ Guy Kawasaki và nếu bạn đã từng nghe bất kỳ bài phát biểu nào của ông ta thì bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Về bản chất, hài hước sẽ khiến khán giả luôn chú ý và họ sẽ tiếp nhận nhiều hơn những thông điệp mà bạn muốn chia sẻ.
Tương tác với khán giả
Khán giả rất ghét khi diễn giả chỉ nói mà không cần quan tâm đến phản ứng của họ. Bạn cần phải tương tác với khán giả và tạo ra một cuộc trò chuyện với họ. Một cách dễ dàng để thực hiện điều này là đặt câu hỏi cho họ hay để họ hỏi bạn.
Thể hiện sự chân thành
Rất nhiều người trình bày cho khán giả những gì họ muốn nghe thay vì những gì họ cần nghe. Hãy chắc chắn rằng bạn nói sự thật ngay cả khi họ không muốn nghe về điều đó khiến họ sẽ tôn trọng bạn và có thiện cảm với bạn hơn.
Đừng chuẩn bị trước quá kĩ
Nếu bạn luyện tập phần trình bày quá nhiều, nó sẽ nghe có vẻ khuôn mẫu, sáo rỗng và không có cảm xúc. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ để nắm bắt những gì bạn đang nói nhưng chắc chắn rằng phần trình bày của bạn trôi chảy tự nhiên thay vì là ghi nhớ và nói ra. Thông thường, nếu bạn hỏi các diễn giả có kinh nghiệm những điều bạn không nên làm, họ sẽ nói bạn không luyện tập trình bày quá nhiều bởi vì sau đó nó sẽ không còn tự nhiên nữa.
Di chuyển khi thuyết trình
Chúng ta đều biết rằng cần phải di chuyển khi nói nhưng đôi lúc bạn quên mất điều này. Hãy phối hợp thêm nhiều ngôn ngữ cơ thể hoặc bước đi xung quanh một chút (đừng quá nhiều) trên sân khấu khi bạn đang nói. Hãy nhớ rằng, không có ai thích nhìn một cái tượng. Khán giả sẽ hòa mình cùng với một diễn giả sôi nổi.
Theo dõi những gì bạn nói
Bạn thường không nhận thấy khi bạn nói “uhm”, “ah”, hoặc một số từ đệm khác, nhưng khán giả thì ngược lại. Điều đó sẽ là họ cảm thấy khá khó chịu, đến nỗi một số khán giả có thể đếm bao nhiêu lần bạn nói những từ vô nghĩa đó.
Tạo sự khác biệt
Nếu bạn không tạo sự khác biệt so với tất cả các diễn giả khác mà khán giả đã từng nghe thì họ sẽ không nhớ đến bạn. Mỗi buổi thuyết trình là một cơ hội để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Hãy chắt chiu và khiến khán giả nhớ đến bạn.
Leave a Reply