Trong cv của bạn có những gì nhà tuyển dụng cần?
Khi nào nên viết giới thiệu về công ty: Khi công ty cũng là một tên tuổi chưa nổi bật, ít người biết đến
Có thể nói quá trình ứng tuyển, là một “chiến dịch marketing” trong đó nhà tuyển dụng là thị trường hướng tới và sản phẩm mà bạn muốn marketing là bản thân mình
Và CV có thể nói là bản tóm tắt “giới thiệu sản phẩm”, làm sao để người mua hàng thấy hứng thú với sản phẩm của bạn. Mục đích của CV là để nhà tuyển dụng phải gọi bạn đến phỏng vấn.
Có 2 loại CV cơ bản là:
Traditional CV: CV kiểu cơ bản nhất, thường được dùng để highlight work experience
– Mục tiêu: Nhấn mạnh độ “relevant” của mình so với công việc mình ứng tuyển (thường là mảng kinh tế, kỹ thuật, những ngành nghề cơ bản với một nội dung bản mô tả công việc rõ ràng, không phải CV đi nghiên cứu, hoặc thiết kế, …)
– Ưu điểm: nhà tuyển dụng dễ theo dõi, dễ miêu tả bản thân phù hợp với công việc
– Nhược điểm: CV phải được thay đổi cho từng công việc
Skills based CV: CV nhấn mạnh vào các kỹ năng, những dự án từng làm
– Khi nào dùng Skills based CV: thường phù hợp với các bạn làm các ngành đặc thù như thiết kế, IT, freelancer, hoặc dự án.
– Những bạn sinh viên mới ra trường/người ít kinh nghiệm không nên dùng loại này
– Ưu điểm: tập trung vào các kỹ năng, làm nổi bật được những kỹ năng chính
– Nhược điểm: khó theo dõi, dễ làm nhà tuyển dụng thấy rối
Mỗi loại đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế riêng, bạn có thể tùy theo tình hình thực tế của mình để xem xét, nhưng dù dùng loại nào cũng cần đảm bảo những thông tin cần có trong 1 CV:
– Thông tin cá nhân: Họ tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và email liên lạc
– Kinh nghiệm làm việc: Có thể là công việc trước từng làm, công việc tình nguyện, thực tập, các công việc liên quan đến vị trí ứng tuyểnTrong
– Kỹ năng: những kĩ năng bạn có phù hợp với công việc, đặc biệt quan trọng cho các công việc đòi hỏi chuyên môn cao, thiên về IT, Design,…
– Học tập: các bằng cấp, giấy chứng nhận tham gia các khóa học ngắn hạn về kỹ năng, hoặc các bài thi
– Reference: thông tin về những sếp trước đây, những người có thể chứng nhận năng lực cho bạn
Trong những thông tin trên thì phần Kinh nghiệm là phần tối quan trọng. Trong phần này bạn cần thêm thắt các thông tin sau:
– Job title (Chức vụ)
– Company name/group name (Tên công ty/tên nhóm công ty nếu công ty là 1 phần của group)
– Employment periods (Khoảng thời gian làm việc)
– Short company description (Mô tả ngắn gọn về công ty, viết rất ngắn gọn)
– Job responsibility: Day – to – day tasks (Các nhóm công việc cần làm)
– Key Achievement: How well you did the job (Thành tựu trong công việc)
– Reason for leaving (optional) (Lí do bạn nghỉ việc tại công ty cũ – có thể thêm hoặc không tùy ý)
Phân tích cụ thể thì:
Company description:
Khi nào nên viết giới thiệu về công ty: Khi công ty cũng là một tên tuổi chưa nổi bật, ít người biết đến
Nên viết các thông tin gì: Ngành nghề hoạt động, các thành tựu đạt được của công ty.
Chú ý, nên viết ngắn gọn, trong vòng 1-2 dòng, không nên quá dài dòng, vì CV là chủ yếu nên viết về bản thân mình
Job responsibility:
– What were you accountable for? (Bạn làm mảng nào?)
– How many people did you manage, direct and indirectly? (Bạn quản lí bao nhiêu người, cả trực tiếp và gián tiếp)
– What was the budget you manage? (Dòng tài chính bạn quản lí là?)
Ví dụ:
Head up the finace function for Southeast Asia, leading a team of 15, supporting divisions with revenue over $300 million
Sau đó bắt đầu mô tả các công việc mình làm:
– Nên bắt đầu bằng động từ hành động: nhằm mục đích ngắn gọn, dễ hiểu
– Nên sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành để diễn đạt
– Sử dụng các key word liên quan công việc để viết CV của mình
– Sử dụng các con số, dữ liệu để giải thích cho những kỹ năng của mình.
Chú ý: Ai cũng có thể viết “I have leadership skills”, nhưng để thuyết phục hơn thì nên viết rõ ràng. Ví dụ: “Demonstrate leadership skills with experience lead of team of 3 successfully billed 170.000US dollar last quarter”
Leave a Reply