Những áp lực chắc chắn phải đổi mặt khi quyết định startup

Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng mình sẽ phải cắt bớt mọi chi tiêu không cần thiết, tiết kiệm từng đồng, thậm chí là không có lương trong một khoảng thời gian dài khi start-up.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, rất nhiều bạn trẻ phân vân đứng giữa 2 lựa chọn làm thuê hay khởi nghiệp (startup). Những năm gần đây, startup đang dần trở thành một xu hướng khi nhà nhà start-up, người người startup. Những tấm gương thành công khi còn rất trẻ nhan nhản trên mặt báo chia sẻ những bí quyết làm giàu “nghe có vẻ” đơn giản luôn thu hút sự ngưỡng mộ của nhiều bạn trẻ.


Thế nhưng song song với vẻ ngoài hào nhoáng là mặt tối tăm của đời sống startup với hàng trăm công ty đóng cửa mỗi năm, hàng nghìn doanh nhân trầm cảm, tự sát vì không chịu được những áp lực bủa vây xung quanh. Trước khi quyết định đi vào con đường này, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có khả năng chịu đựng được hết tất cả sức ép khi startup không nhé.

Sức ép từ xã hội

Một trong những sức ép lớn nhất các doanh nhân trẻ thường hay gặp phải ở Việt Nam là sức ép từ xã hội – chính là các mối quan hệ xung quanh chúng ta: bạn bè, đồng nghiệp cũ, hàng xóm, người thân,… Có rất nhiều tấm gương startup xung quanh chúng ta, họ nhận được sự nể phục từ mọi người và chúng ta nghĩ rằng mình sẽ được như thế. Sự rủi ro nhưng đầy kích thích từ những thành công đạt được, cùng với những hào nhoáng bên ngoài của start-up đã hấp dẫn không ít bạn trẻ quyết định từ bỏ công việc ổn định để mở công ty riêng.

Thế nhưng liệu bạn có biết trước khi có được một mạng lưới xã hội đáng mơ ước và những khoản tiền lãi đều đặn họ đã phải chịu một sức ép khổng lồ từ những mối quan hệ xã hội ? Những người xung quanh sẽ tâng bốc nếu bạn thành công, nhưng họ cũng dễ dàng dìm bạn xuống đáy với những lời xì xào, gièm pha nếu bạn cố gắng vài năm nhưng chưa đạt kết quả gì. Đặc biệt ở Việt Nam, chức vụ nhỏ ở chỗ làm việc có danh tiếng luôn được coi trọng hơn là chức vụ to ở công ty nhỏ.Nếu bạn không có tinh thần đủ thép để chịu đựng cảm giác luôn bị mọi người xung quanh dòm ngó xem mình có thành công không thì lúc bắt tay vào khởi nghiệp, chắc chắn bạn sẽ hết sức mệt mỏi và căng thẳng.

Sức ép từ gia đình

Bên cạnh sức ép khi startup từ xã hội, áp lực từ những người thân thiết nhất là gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp trẻ lâm vào trầm cảm. Đặc biệt là ở Việt Nam, cha mẹ luôn có tâm lý quan tâm và can thiệp vào chỗ học hành, chỗ làm việc đến vợ chồng con cái sau này. Họ luôn muốn con mình có một công việc ổn định, ít nặng nhọc và luôn coi start-up như một trò “lông bông” bấp bênh và vô định. Bên cạnh một số bạn trẻ được cha mẹ ủng hộ và hậu thuẫn, không ít doanh nhân trẻ vừa phải tự lăn lộn với công ty riêng, vừa phỉa chịu đựng sức ép từ sự phản đối của gia đình. Đi làm đã mệt mỏi, về nhà lại phải chịu đựng những câu hỏi không có hồi kết như:” Khi nào thì chịu ổn định”, “Làm cho vui vài năm đi rồi mẹ xin việc cho” hay thường xuyên nhất là câu hỏi : “Khi nào công ty có lãi ?”. Điều này dần dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều bạn trẻ giấu diếm gia đình công việc thực sự của bản thân nhằm được yên thân.

Sức ép từ tiền bạc

Bạn chán chường với mức lương bèo bọt và chế độ đãi ngộ không công bằng từ công ty cũ, bạn nghĩ rằng đã đến lúc mình nên làm ông chủ, tự phát lương cho mình và chờ đợi tiền về cuồn cuộn không dứt ? Nếu bạn đang có suy nghĩ như trên thì xin chúc mừng, bạn sẽ lọt vào 89% startup không thành công và phải đóng cửa mỗi năm ở Việt Nam. Đừng bao giờ đặt tiền lương lên đầu tiên khi trước khi startup bởi bạn sẽ sống trong cảnh chật vật kiếm từng đồng xu một trong ít nhất 1-2 năm đầu, trừ khi bạn có một khoản vốn khổng lồ không bao giờ cạn từ gia đình ở phía sau lưng giúp đỡ. Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng mình sẽ phải cắt bớt mọi chi tiêu không cần thiết, tiết kiệm từng đồng, thậm chí là không có lương trong một khoảng thời gian dài khi start-up.

Sức ép startup đến từ thời gian

Một trong những câu nói nổi tiếng trong giới startup đó là “Doanh nhân là những kẻ sẵn sàng làm việc 80 giờ/tuần để tránh phải đi làm công 40h/tuần”. Đừng để những chuyến du lịch bất cứ lúc nào, những ngày nghỉ bất chợt theo sở thích, kì nghỉ hè dài hơn nhân viên ,… đánh lừa. Điều đó là có thật nhưng nó cũng đồng nghĩa họ đã làm việc cật lực để có vài khoảng trống hiếm hoi ấy thôi. Hãy xác định trước tinh thần: startup không có ngày nghỉ, không có giờ hành chính, không có ngày lễ. Trong khi lúc đi làm công bạn chỉ phải đợi đúng đến 5h chiều là coi như hết việc, xách cặp về nhà thì rất có thể chủ của bạn vẫn mang máy tính về nhà làm thêm vào buổi tối để phát triển công ty đó.

Đặc biệt trong những năm đầu tiên khi công ty chưa vận hành ổn định, sức ép này càng thêm nặng nề. Bạn phải xác định trước tinh thần sẽ mất đi nhiều mối quan hệ quan trọng vì khánh kiệt thời gian. Bạn không còn thì giờ nghĩ đến công việc chán hay không, hôm nay ăn gì chơi gì, tất cả những gì bạn mơ ước chỉ là có chút thời gian để ngủ, thế thôi.

Sức ép startup đến từ bản thân

Khi có ý định startup, bạn thường có xu hướng suy nghĩ, lo lắng về đủ những thứ trên trời dưới biển mà có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ dự án mà bạn đang ấp ủ. Chính điều này đã vô tình đẩy bạn vào rất nhiều những sức ép khác. Có sự thật thú vị rằng, tất cả những sức ép kể trên đều bắt nguồn từ chính sức ép của bạn thân của bạn.Độ lớn của sức ép đến từ bản thân phụ thuộc vào mức độ cầu toàn của bạn. Nếu bạn là người cẩn thận thì áp lực từ sức ép bản thân sẽ càng lớn bởi vì bạn sẽ không bao giờ dám khởi nghiệp nếu không nắm chắc đến 70% sự chắc chắn.

Trong khi đó, những người ưa mạo hiểm thì họ dám nghĩ dám làm nhiều hơn, họ sẵn sàng lao đầu ngay vào các dự án startup ngay cả khi trong tay họ vẫn chưa có gì. Việc họ liều lĩnh như vậy không phải vì họ có ít hoặc không có áp lực nào mà đơn giản chỉ vì niềm tin vào sự thành công của họ đã lấn áp đi những lỗi sợ hãi và áp lực. Kiều người này là tuýp người lạc quan luôn tin vào bản thân của họ đủ khả năng để đạt được thành công và đấy cũng chính là một cách quản lý những nối sợ và sức ép một cách hiệu quả. Nói chung đối với mỗi kiểu người đều có một ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng sẽ là tốt hơn nếu kết hợp được sự điềm tĩnh, tính toán chi li của người cầu toàn và sự năng đông, tự tin và sự quyết đoán của người ưa mạo hiểm. Sự kết hợp này sẽ giúp cho quá trình startup của bạn diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *