Bí quyết sắp xếp kinh nghiệm làm việc trong cv xin việc
– Đặt 120 áo đồng phục cho đội tình nguyện với chi phí 40 nghìn/áo
“Chúng tôi không thể nhận bạn vì bạn chưa có kinh nghiệm làm việc”.
Nhưng làm sao để có kinh nghiệm khi không ai chịu nhận mình
=> Chuyện dài bất tận
Sự thật là: bạn có rất nhiều các kiểu “kinh nghiệm làm việc” rồi, giờ quan trọng là phải biết xào nấu nó đúng cách để CV của bạn liên quan nhất đến công việc mình xin.
Trong quá trình sửa CV cho các bạn, mình có nhận thấy một số lỗi cơ bản sau đây: Hầu hết CV vẫn đang viết theo dạng liệt kê cho có mà chưa đủ độ sâu về mô tả kinh nghiệm làm việc.
Ví dụ khi mình sửa CV tiếng Anh cho một bạn thì bạn có viết:
Co-Founder & President July 2015 – On going International University Ho Chi Minh
Flagship Startup Club – A startup community where young students gather, discuss new ideas, learn entrepreneurship and encourage, support each other to fulfill startup projects
• 80 members
• 3 startup projects
• 1 startup competition
Sector: Education
Type: Non-profit organization
Đoạn trên sẽ sửa lại như thế này:
Co-Founder & President July 2015 – now
Flagship Startup Club – International University Ho Chi Minh
[Intro – Giới thiệu] This is a startup community where young students gather, discuss new ideas, learn entrepreneurship and encourage, support each other to fulfill startup projects
[Responsibility – Những gì bạn đã làm] I was responsible for … [nghĩ kĩ xem bạn đã làm gì rồi ghi vào đây, liệt kê 10 – 15 gạch đầu dòng còn chọn 5 – 7 cái tinh túy thôi]
[Achievement – Thành tựu đạt được]: Until now, Flagship has grown up to 80 key membership,…
Thay vì chỉ viết theo dạng liệt kê, chia ra nhiều part về [Intro], [Description] and [Achievement] sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về những gì mình làm
NOTE: CV của mình phải trả lời 2 câu hỏi WHAT IN IT FOR THEM and WHY YOU SHOULD BE CHOSEN
Một điều nữa là rất nhiều các bạn gửi CV cho mình đều là các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc, CV rất ngắn, không có gì nhiều để cân nhắc. Bạn có biết nếu bạn là sinh viên mới ra trường, tỷ lệ cạnh tranh cho 1 công việc sẽ rất cao, vậy phải làm sao để nhà tuyển dụng để ý đến CV của bạn và gọi bạn đến phỏng vấn.
Ví dụ: Bạn mới ra trường và apply cho vị trí KẾ TOÁN tập sự.
Bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, nhưng đã từng làm THỦ QUỸ cho đội tình nguyện trong chiến dịch hè xanh. Vậy thì thay vì chỉ viết trong CV:
“Tham gia tình nguyện cho chiến dịch Mùa hè xanh”
Bạn hãy viết chi tiết, cụ thể kinh nghiệm làm thủ quỹ trong chiến dịch Mùa hè xanh có liên quan gì đến vị trí Kế toán.
Mình ví dụ là bạn có thể viết như thế này:
“Thủ Quỹ cho chiến dịch hè xanh:
– Quản lý thu chi sinh hoạt cho đội tình nguyện 120 người trong vòng 14 ngày với mức tổng quỹ lên tới 500 triệu đồng
– Đặt 120 áo đồng phục cho đội tình nguyện với chi phí 40 nghìn/áo
– …”
3 KEY POINTS TO REMEMBER:
– Không liệt kê hết tất cả kinh nghiệm làm việc (chọn lọc 2-3 kinh nghiệm có liên quan nhất), hãy nhớ MAKE IT RELEVANT
– Không liệt kê cho có, nghĩ đến các công việc mình làm trong quá trình tình nguyện, những kỹ năng mình học được. “IT IS NOT WHAT IT IS, IT IS HOW YOU SAY IT”
– Chi tiết, về số người, về số tiền, về nhiệm vụ. Nếu bạn viết “Xin tài trợ được 300 triệu cho chiến dịch hè xanh” thì sẽ có giá trị hơn hàng ngàn lần với chỉ “tham gia vào ban Ngoại giao đi xin tài trợ”. NUMBER SPEAK MORE THAN WORD
Leave a Reply