Nên làm gì khi ngồi chờ đến lượt phỏng vấn?
Hy vọng những kinh nghiệm ngồi ở phòng chờ khi đi phỏng vấn xin việc sẽ giúp bạn thành công.
Khi đi phỏng vấn xin việc, chúng ta thường phải đến sớm ít nhất 10 phút. Trong khoảng thời gian đó bạn hoàn toàn có thể làm rất nhiều việc để đảm bảo buổi phỏng vấn xin việc của bạn diễn ra suôn sẻ. Vậy trong khoảng thời gian đó, ta nên làm gì?
Nhiều nhà tuyển dụng kỹ tính sẽ xem xét bạn từ khi ngồi trong phòng chờ đến tận lúc ra khỏi công ty. Bởi ngoài lúc phỏng vấn ra, cử chỉ hành động của bạn cũng sẽ bộc lộ không ít tính cách, thói quen của bạn.
1 – Thông báo trước cho người phỏng vấn
Việc đầu tiên gây ấn tượng khi đi phỏng vấn xin việc đó là đến đúng giờ. Điều đó không cón nghĩa là bạn đến đúng giờ được hẹn, mà phải đến sớm 10 – 15 phút. Đến nơi phỏng vấn sớm chứng tỏ bạn là một ứng cử viên chu đáo và nhiệt tình, có đam mê với công ty. Khi đến, hãy nhờ lễ tân thông báo cho người phỏng vấn để họ có thời gian chuẩn bị.
Nhưng đừng đi phỏng vấn xin việc muộn hoặc quá sớm nhé. Trễ hẹn khiến người phỏng vấn khó chịu, bởi sau bạn có thể còn biết bao ứng viên khác. Đến sớm quá cũng gây áp lực cho nhà tuyển dụng. Bởi để bạn chờ lâu thì không nỡ mà đẩy giờ phỏng vấn lên thì cũng không xong. Vì họ đã sắp xếp công việc để phỏng vấn bạn đúng giờ. Trong trường hợp bạn chẳng may đến quá sớm, Đừng vội thông báo với họ, mà hãy ngồi ôn lại cách giới thiệu bản thân hoặc cách trả lời phỏng vấn để tạo sự khác biệt rồi mới căn thời gian khoảng 15 phút trước giờ hẹn để thông báo sự có mặt của bạn nhé.
2 – Kiểm tra lại giấy tờ, trang phục
Trong khi ngồi đợi, hãy kiểm tra lại hồ sơ ứng tuyển có thiếu thứ gì không. Đặc biệt là hãy chỉn chu lại đầu tóc, quần áo, vì dù bạn có chăm chút ngoại hình ở nhà kỹ lưỡng như thế nào thì trong suốt cả một quãng đường dài đến công ty đi phỏng vấn xin việc, không ai có thể đảm bảo rằng tóc tai, quần áo của bạn giữ được như ban đầu.
Khi ngồi ở sảnh chờ, hãy tỏ ra thật bình tĩnh và tự tin, tuyệt đối đừng để lộ khuyết điểm của mình. Quan sát xung quanh và thư giãn là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn lúc này, đừng để đầu óc quá căng thẳng hoặc bị bối rối khi được gọi tên.
Hy vọng những kinh nghiệm ngồi ở phòng chờ khi đi phỏng vấn xin việc sẽ giúp bạn thành công.
3 – Giữ bình tĩnh trước khi phỏng vấn xin việc
Khi phải đối diện với nhà tuyển dụng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người cảm thấy lo lắng và run sợ dẫn đến quên hết những gì mà bạn đã chuẩn bị ở nhà hoặc nói lắp khi gặp phải những câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra, đặc biệt là những sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng không đánh giá cao những ứng viên luôn run như cầy sấy môi khi trả lời câu hỏi của họ và kết quả là buổi phỏng vấn xin việc của bạn đã thất bại. Vấn đề này thậm chí còn xảy ra ngay từ lúc bạn đến sớm và ngồi chờ trước phòng phỏng vấn. Hàng loạt câu hỏi trong đầu bạn hiện ra như “không biết nhà tuyển dụng có khó tính không?”, “liệu mình có qua không?”, “họ sẽ hỏi mình phần nào đây?”. Tất cả những lo lắng đó trong đầu bạn khiến bạn càng hoang mang hơn và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc quên hết những gì bạn đã ôn tập. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hãy hít một hơi thật sâu, tư thế ngồi thoải mái, uống một chút nước, nhìn ra chỗ có chậu cây xanh, nghĩ về giai điệu của một bài hát …. Dù là cách nào đi nữa, thì mục đích của cùng là để bạn quên đi cái không khí căng thẳng ở buổi phỏng vấn. Một khi tinh thần bạn đã thoải mái, hãy điểm qua lại những gì bạn đã ôn tập một cách tóm tắt nhất nhé. Khi đó bạn sẽ tự tin hơn khi bước vào phỏng vấn. (Để tự tin hơn nữa bạn có thể tham khảo bài viết trọn bộ bí kíp phỏng vấn từ A-Z nhé)
Leave a Reply