10 bước đầu tiên để xây dựng công ty start-up

Những khách hàng này có thể quảng bá sản phẩm dịch vụ của bạn cho những khách hàng tiềm năng khác và bạn có thể tiết kiệm chi phí cho hoạt đông quảng cáo và tìm kiếm khách hàng.
Quyết định khởi nghiệp có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời một người. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều tấm gương cá nhân tổ chức khởi nghiệp thành công – đấy chính là nguồn động lực lớn cho những bạn trẻ ấp ủ ước mơ làm chủ.

Thế giới đã phát triển hơn trước rất nhiều, những người trẻ ở thế hệ hiện tại có lợi thế hơn rất nhiều so với thế hệ khởi nghiệp trước đây.

Giờ đây bạn chỉ cần ngồi nhà hoặc ở quán coffee nào đó cũng có thể trao đổi công việc với đối tác hoặc có thể nắm bắt xu hướng thị trường chứ không phải chạy đôn chạy đáo như những cá nhân khởi nghiệp thế hệ trước. Internet, mạng xã hội, công nghệ,…phát triển khiến tiết kiệm thời gian, ngân sách và nhân lực cho những người khởi nghiệp trẻ.

Tuy có nhiều lợi thế hơn nhưng bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những bước cơ bản dưới đây để xây dựng một công ty khởi nghiệp thành công.

1. Cảm hứng khởi nghiệp


Tất cả các doanh nghiệp đều xây dựng trên một ý tưởng nhưng có ý tưởng không đồng nghĩa với việc bạn có thể xây dựng được một doanh nghiệp. Bạn có thể có rất nhiều ý tưởng kinh doanh, một trong số đó có thể đến tình cờ, số khác do bạn ấp ủ rất nhiều năm.

Nhưng, đi từ ý tưởng đến hành động thì nhất định bạn cần có cảm hứng, có động lực. Cảm hứng, đông lực của bạn là thứ thôi thúc bạn hành động và theo đuổi hiện thực hóa ý tưởng đó bất chấp khó khăn, thiếu thốn ban đầu.

Hãy đi theo trình tự: có ý tưởng, tìm cảm hứng và động lực rồi bắt tay vào hành động.

2. Nghiên cứu


Khi bạn đã có “big idea” có động lực nhưng chưa chắc được rằng ý tưởng đó có thể hữu ích hay gây hứng thú với người khác. Để giảm thiểu rủi ro bạn nên đầu tư làm nghiên cứu. Muốn khởi nghiệp thành công thì ý tưởng của bạn phải giái quyết một vấn đề nào đó đang diễn ra trong xã hội hoặc ý tưởng đó đáp ứng được như cầu, mong muốn mà thị trường đang chưa được thỏa mãn.

Có rất nhiều cách để tiến hành nghiên cứu như: quan sát xem vấn đề nào đang tồn tại? Hỏi những người xung quanh xem có vấn đề nào họ đang gặp phải hay nhu cầu nào của họ chưa được thỏa mãn? Ví dụ: Đàn ông cũng có nhu cầu làm đẹp không kém phụ nữ nhưng không được các nhãn hàng, công ty quan tâm nhiều hiểu được điều này nên nhãn hàng Romano man ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Hay dịch vụ taxi đã quá quen thuộc và phổ biến trên toàn thế giới nhưng có một sự việc đã làm thay đổi ngành dịch vụ khổng lồ này. Vào một đêm đầy tuyết ở Paris khi một anh chàng và bạn anh ta không thể gọi được taxi về nhà. Lúc đó, 2 người đã nảy ra ý tưởng để giải quyết vấn đề này và thế là Uber ra đời.

Bước nghiên cứu không chỉ dừng lại ở tìm kiếm nhu cầu của khách hàng tiềm năm mà còn mở rộng ra nghiên cứu đối thủ mà bạn sẽ gặp phải, thị phần tiềm năng,…

3. Lập kế hoạch

Làm việc không có kế hoạch là cách dễ nhất để đào hố chôn doanh nghiệp nhỏ của bạn. Bản kế hoạch kinh doanh của bạn ít nhất phải phác thảo được mục tiêu kinh doanh, kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, các phương án dự phòng khi bạn thực hiện một kế hoạch. Nếu bạn có ý định kêu gọi nhà đầu tư thì kế hoạch của bạn phải chỉ ra được những nhà đầu tư tiềm năng, cách để tiếp cận và thuyết phục họ.

4. Quản lí tài chính


Phần lớn các dự án start-up thất bại là do cạn tiền. Mặc dù, khởi nghiệp với công ty nhỏ không cần số tiền quá lớn, việc hết tiền là do bạn không có kế hoạch cân đối tài chính đúng đắn.

Bạn tiêu quá nhiều tiền vào những công việc không nên tiêu, ví dụ bạn hoàn toàn có thể tiến hành họp, làm việc với đồng nghiệp của mình ở nhà thay vì ở một quán café hay những coworking space đắt tiền, rất nhiều công ty thành công khởi nghiệp ở trong gara để xe. Điều này không có nghĩa bạn phải tìm được một cái gara để làm việc mà chỉ muốn khuyên bạn hãy dành tiền cho những việc đáng giá hơn.

5. Lựa chọn mô hình kinh doanh

Businessman drawing multi level marketing scheme. Isolated on white.

Công ty khởi nghiệp có thể là công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh,… Cơ cấu doanh nghiệp của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tên gọi, việc khai thuế,…Hãy cân nhắc kỹ việc lựa chọn loại hình, cơ cấu kinh doanh phù hợp với nguồn lực của bạn và pháp luật hiện tại.

6. Đăng ký tên doanh nghiệp

Giờ đây tên doanh nghiệp còn được coi là một loại tài sản của doanh nghiệp. Có rất nhiều công ty có giá trị thương hiệu lớn hơn chính tài sản cố định của công ty đó.

Lựa chọn được tên, logo tốt cũng góp phần không nhỏ vào thành công của công ty bạn. Hãy đảm bảo rằng tên công ty, logo của bạn không vi phạm pháp luật hay văn hóa, hơn nữa có thể trong tương lai bạn sẽ mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế vì vậy hãy nghiên cứu thật kỹ xem tên đăng ký kinh doanh công ty của bạn có vi phạm ở các quốc gia là thị trường bạn muốn tiếp cận trong tương lai hay không?

Và đừng quên đăng ký luôn tên miền cho công ty của bạn nữa. Có thể việc này chưa cần thiết và tốn chi phí cho bạn ở hiện tại nhưng sẽ giảm thiểu rủi ro, khủng hoảng của bạn trong tương lai.

7. Giấy phép kinh doanh


Các thủ tục, giấy phép là điều kiện cần và bắt buộc khi bắt đầu kinh doanh. Có rất nhiều loại giấy phép tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ và chuẩn bị đầy đủ. Nếu như kinh doanh là một cuộc chơi thì những giấy tờ này như tấm vé để bạn bước vào sân chơi, đừng để trường hợp đáng tiếc xảy ra khi bạn đang “chơi” rất tốt thì bị đuổi ra khỏi sân vì “trốn vé”.

8. Chọn địa điểm công ty

địa điểm công ty là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh dù đó là công ty tại gia hay một văn phòng đi thuê. Bạn nên chắc chắn rằng địa điểm kinh doanh của bạn thuận lợi giao thông cho việc xuất nhập hàng, vật liệu hay thuận lợi cho nhân viên di chuyển.

9. Hệ thống kế toán – tài chính

Tiết kiệm chi phí thôi chưa đủ, bạn cần có thêm một hệ thống tài chính – kế toán hiệu quả để kiểm soát được dòng tiền ra vào doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán giúp bạn theo dõi được các giao dịch tài chính như thu mua, doanh số, công nợ,…

Kiểm soát và điều chỉnh được dòng tiền trong kinh doanh sẽ giúp công ty bạn hoạt động và tăng trưởng ổn định. Bạn có thể cân nhắc việc tự đảm nhiệm công việc kế toán hoặc thuê ngoài trong giai đoạn đầu công ty thành lập. Theo những người có kinh nghiệm khới nghiệp, bạn nên khởi nghiệp cùng với một người nữa, một người đảm nhiệm công việc sản xuất và marketing; một người đảm nhiệm công việc nhân sự và kế toán.

10. Quảng bá

Phát triển một doanh nghiệp như nuôi một đứa con, nếu bạn cho nó ăn quá nhiều và cố gắng cho nó lớn thật nhanh thì nó sẽ không khỏe mạnh. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa được rèn luyện, đào tạo đến một mức độ nhất định mà bạn đã lao vào những thị trường lớn thì bạn sẽ bị đè bẹp, nuốt chửng bởi những con cá to đầy kinh nghiệm.

Hãy đảm bảo bạn chọn được một ngách thị trường vừa sức để phát triển ổn định trước đã. Trong thời gian này khách hàng của bạn chưa nhiều bạn có thể dồn nguồn lực để chăm sóc những khách hàng này thật tốt, lắng nghe phản hồi và điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp để xây dựng thương hiệu vững chắc. Những khách hàng này có thể quảng bá sản phẩm dịch vụ của bạn cho những khách hàng tiềm năng khác và bạn có thể tiết kiệm chi phí cho hoạt đông quảng cáo và tìm kiếm khách hàng.

Đừng cố bán được thật nhiều khi bạn vừa mới sản xuất ra sản phẩm, hãy cố gắng để thị trường chấp nhận sản phẩm của bạn đã, lợi nhuận sẽ đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *