8 kỹ năng giúp bạn đánh bay hồ sơ xin việc của đối thủ
Những người không có tinh thần cầu tiến thường làm giảm hiệu suất làm việc, chất lượng công việc. Vì vậy, họ không được hoan nghênh ở các công ty. Hãy nhớ ghi kỹ năng trên vào hồ sơ xin việc nhé.
Bên cạnh kinh nghiệm, kỹ năng cũng là một trong những mục được nhà tuyển dụng lưu tâm hơn cả. Bởi nó liên quan trực tiếp đến công việc. Vì vậy, hãy điền vào hồ sơ xin việc những kỹ năng phù hợp nhất với công việc đang ứng tuyển để có thể vượt qua vòng đầu dễ dàng nhé.
1 – Khả năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là kỹ năng mà bất cứ công việc nào cũng cần. Bởi tinh thần đồng đội chứng tỏ bạn có tính đoàn kết và dễ hòa đồng với mọi người. Bên cạnh là một người độc lập, luôn tự làm tốt công việc của mình, bạn cần phải có khả năng liên kết với người khác, bởi “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Không phải bất cứ việc nào cá nhân cũng tự làm được. Vì vậy, khả năng làm việc nhóm là tố chất mà các doanh nghiệp cần. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào phần sở thích các hoạt động mang tính chất teamwork như đá bóng, bóng rổ,…
2 – Kỹ năng xử lý tình huống nhanh
Người quản lý nào cũng thích 1 nhân viên nhanh nhẹn, linh hoạt. Dù bạn là một người chăm chỉ nhưng lại làm việc gì cũng chậm chạp, thiếu linh động thì sẽ rất khó để theo kịp đồng nghiệp và hoàn thành công việc. Một người có kỹ năng xử lý tình huống nhanh sẽ luôn được ưu tiên hơn những ứng viên khác. Vì vậy, bạn đừng bỏ sót kỹ năng này để viết vào CV nhé.
3 – Kỹ năng lập kế hoạch
Ngày nay, có nhiều việc đòi hỏi khả năng lên kế hoạch như marketing, truyền thông,… Chỉ khi biết lên kế hoạch cụ thể cho công việc, bạn mới hoàn thành tốt nó. Một người không có hướng đi cụ thể thường rơi vào tình trạng không biết làm gì để hoàn tất, bao quát việc. Không chỉ lập được kế hoạch công việc, bạn phải thể hiện mình là người có kế hoạch tương lai. Những người có mục tiêu định hướng rõ ràng luôn luôn thành công trong sự nghiệp.
Hơn nữa, một người có khả năng lập kế hoạch trong công việc chứng tỏ đó là người sống có kỷ luật, có tổ chức trong cuộc sống.
4 – Phân tích dữ liệu, thị trường
Bạn có thông tin, số liệu nhưng chẳng biết phân tích thế nào để tìm ra đáp án chính xác thì cũng chỉ vứt đi. Không chỉ kế toán hay ngân hàng mới cần “làm bạn” với số liệu, dữ liệu, những ngành nghề khác cũng coi trọng kỹ năng này. Nếu trước đây, bạn giỏi môn xác suất thống kê thì thật dễ dàng, còn nếu bạn luôn phải vật lộn với những con số, thì hãy luyện tập đưa ra những kết luận cơ bản nhất.
5 – Khả năng thích nghi, không ngừng thay đổi
Công nghệ thay đổi nhanh chóng mặt, những gì bạn học và biết 6 tháng trước đây chưa chắc đã phù hợp với hiện tại. Vì vậy, nếu bạn bảo thủ và luôn là người đi sau thì rất khó để được chọn giữa hàng trăm đối thủ xuất sắc khác. Ngay cả CV, hồ sơ xin việc của bạn cũng phải sáng tạo, đổi mới để thể hiện bạn không phải là một con người ngại thay đổi.
Khả năng thích nghi còn có tác dụng trong môi trường làm việc. Không chỉ nhà tuyển dụng, các nhân viên cũng thích đón chào 1 đồng nghiệp mới dễ hòa đồng.
6 – Kỹ năng nghiên cứu
Hãy tưởng tượng nếu bạn có một cấp dưới suốt ngày hỏi mấy câu ngớ ngẩn như: “Chị ơi marketing plan là gì ạ?”, “Một phiếu nhập học thì gồm những phần nào?”, thì bạn có muốn giải thích không.
Cái doanh nghiệp dạy mình là kỹ năng, những bí quyết làm việc chứ không phải kiến thức đại cương. Mọi kiến thức đều có trên Google, không ai tính phí cả vậy nên cái gì có thể tự tìm hiểu thì hãy chủ động tra cứu.
7 – Kỹ năng quản lý
Nếu bạn là một người quản lý tốt công việc và nhân sự, bạn sẽ có khả năng cao trở thành lãnh đạo xuất sắc. Một người có tố chất quản lý sẽ sở hữu những kỹ năng quan trọng khác như thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp thuyết phục. HIện nay, các công ty lớn đều tổ chức các cuộc thi nhằm tìm kiếm nhà lãnh đạo tương lai, vì vậy, họ rất trọng dụng những người có khả năng quản lý tốt.
8 – Cầu tiến, không ngừng cải thiện
Bạn là người chưa thực sự giỏi nhưng lại không ngừng học hỏi để phát huy kinh nghiệm, bạn sẽ luôn được để mắt hơn là những người đã giỏi rồi nhưng luôn dậm chân tại chỗ, không chịu thay đổi để tiến lên.
Những người không có tinh thần cầu tiến thường làm giảm hiệu suất làm việc, chất lượng công việc. Vì vậy, họ không được hoan nghênh ở các công ty. Hãy nhớ ghi kỹ năng trên vào hồ sơ xin việc nhé.
Những kỹ năng trên đều phù hợp với hầu hết các ngành nghề hiện nay. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những cái nổi bật và đúng với bản thân để ghi vào hồ sơ xin việc nhé.
Leave a Reply